Chiều buông xuống, màn sương bao trùm xóm nhỏ. Tiếng ễng ương bắt đầu kêu. Tôi đứng trên ngọn núi cao, ngắm khói lam chiều…
Cứ mỗi buổi chiều tà, khói lam chiều lại bay lên, từ các khói bếp, lơ lửng trong không trung rồi tan dần, tan dần, tôi hít hà mùi khói mang theo hơi ấm của tình thân. Khói thường bay cao lững thững trên những mái nhà lợp ngói đỏ, một số viên đã ngả sang màu nâu xỉn, nhuộm màu thời gian. Tôi thích mùi khói bếp, thích ngắm mỗi buổi chiều trên quê tôi, thật dễ chịu và bình yên. Quê tôi, mọi người thường rất thân thiện, hòa đồng, gắn bó. Chúng tôi thường sang nhà chơi, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau. Bởi thế trẻ con cũng chơi thân với nhau không kém. Không chỉ tôi mà mấy đứa bạn tôi cũng rất thích ngắm khói lam mỗi buổi chiều tà, khung cảnh đó thật nên thơ, ấm áp.
Quê tôi là một vùng nông thôn hẻo lánh, mọi người đều làm nông, vào lúc chiều tà, bà con mới ở đồng về và lúc ấy mới hối hả lo cho bữa tối. Phải xem thùng gạo còn không , nếu còn thì chạy ào ra ruộng hái rau muống, sau mưa mùa này rau muống xanh tốt và non chanh. Bắt đầu nhóm lửa, chúng tôi giúi đọn rạ nhỏ và đống trú (ụ ủ tro rạ rơm cháy âm ỉ để giữ lửa) cho lửa bùng lên. Đưa rạ bén cháy vào đáy nồi đặt trên kiềng, thế là công việc “thổi cơm” bắt đầu. Khói từ rơm rạ bốc mù mịt lên gác bếp. Nó lan tỏa khắp vùng chái bếp rồi len lỏi, quyện thành từng cuộn xung quanh mái rạ rồi nhẩn nha bay lên. Trong ánh hoàng hôn nhá nhem, hình ảnh khói lam từng cuộn bốc từ mái nhà gianh thôn xóm đã làm nên hình ảnh khói lam chiều rất ấn tượng, vô cùng đặc biệt, thực thực mơ mơ rất lãng mạn.
“ Nắng dừng trước cửa
Lúc nào không hay
Đã nghe khói bếp
Nhà ai thơm bay.”
(Trần Đăng Khoa)
Tôi đang mơ màng đọc bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa thì nghe giọng quen thuộc của mẹ tôi vang lên:
– An ơi! Về ăn cơm con!
Chỉ đợi có thế, tôi một mạch chạy xuống ngọn đồi, háo hức, vì tôi biết có mâm cơm ấm áp đang chờ đợi tôi.
Có lửa, có khói lam chiều là sẽ có một bữa cơm buổi tối giản dị, ngon lành, đầm ấm. Trong ánh đèn dầu đủ cho mọi người trong nhà nhìn thấy nhau, mâm cơm đạm bạc mẹ tôi bày ra, chính tay bà nấu. Một cái mâm gỗ trong đó có đĩa rau muống, bát nước rau vắt chanh, một bát nước chấm, quê tôi thường chấm thường là nước mắm, hôm nào sang hơn thì chấm tương mẹ tôi mua tận làng sen, thêm một món mặn cà nén hay cá đồng kho thì thật tuyệt, ngon hơn mọi thứ cao lương mĩ vị trên đời này.
Xong cơm tối, như thường lệ, tôi ngồi vào bàn học bài, bố tôi đánh cờ tướng với mấy bác trong xóm, rộn ràng cả lên, mẹ tôi mỉm cười tranh khâu chiếc áo , bà tôi thì đưa võng, lấy cây quạt mo quạt lùa bớt cái nắng gắt mùa hè gió lào quê tôi, bà ngân nga ru:
“ Công chɑ như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảу rɑ
Một lòng thờ mẹ kính chɑ
Ļo tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Trích: Phụ tử tình thâm)
Lời bài ru tôi thuộc làu làu vì ngày nào cũng được nghe bà ru , bà tôi với khuôn mặt hiền từ, giọng ấm, chậm trãi, lời ru tha thiết, nhấn nhá, như đưa tôi vào giấc ngủ. Bà thường vừa ru vừa đưa võng, mắt bà lim dim nhập tâm vào bài hát ru, chân lắc theo nhịp võng, tay vẫn cầm quạt mo từng nhịp từng nhịp theo chiếc võng đưa. Khung cảnh ấm áp đó tôi cảm giác mình là đứa trẻ hạnh phúc nhất trên đời, tôi yêu gia đình, yêu khói bếp, yêu quê tôi từ những điều bình dị như vậy.
Cuộc sống của tôi cứ yên bình trôi đi như khói lam chiều. Cho đến một hôm như thường lệ tôi lên một quả đồi ngắm khói lam, nhưng mãi chưa thấy mẹ đi tìm gọi về, tôi đưa mắt về phía mái nhà tôi, mong ngóng tiếng gọi quen thuộc nhưng vẫn bặt tin, tôi bắt đầu suốt ruột, chạy về nhà.
Lúc tôi về nhà, tôi thấy cha tôi đã năm trên cáng, mắt ông nhắm nghiền lại.
– Cha! Cha! Cha ơi!
Tôi khóc òa lên, cùng mẹ chạy theo xe chở cha đi viện. Bữa cơm tối bỏ dở chưa kịp ăn . Cha bị ho máu ác tính , cơ thể mềm nhũn, ông không đi vững, chỉ có thể nằm, ông ho không dứt…
Bác sĩ kết luận cha tôi bị ung thư phổi, hồi đó chua biết ung thư là gì nhưng tôi chỉ biết cha bị nặng lắm, vì thấy thằng bạn tôi mách với tôi bố mẹ nó nói cha tôi không sống được lâu nữa.
– “Đưa cha về, điều trị tốn kém lắm, cha không muốn là gánh nặng cho gia đình, Cha muốn con được ăn học đàng hoàng”
cha tôi mệt mỏi nói với mẹ con tôi ! Giọng ông run run nhưng kiên quyết. Mặc dù mẹ tôi cầu xin ông suy nghĩ lại nhưng cha nhất quyết từ chối điều trị, để về nhà. Tôi buồn, trong khói lam chiều nước mắt tôi lã chã rơi, bất lực.
Cho đến ngày ông ra đi, khói lam chiều bay lên cả 1 vùng trời, như cùng chia sẻ nỗi buồn với tôi vây. Tôi vẫn ngắm khói lam mỗi buổi chiều tà, nhưng cảm giác lạnh lẽo, cô đơn bủa vây.
Cho đến những năm sau, khi tôi đã là một chàng trai trưởng thành, thành đạt. Mỗi tết tôi thường về quê thăm mẹ. Làng quê nay đổi mới, đã xây nhà máy công nghiệp, nhà lợp mái tôn kiên cố, mọi người không dùng rơm rạ để nhóm bếp nữa thay bằng bếp ga, bếp điện. Khói lam chiều vì thế mà không còn. Tôi nhớ cha, khói bếp lam chiều ấm áp ngày nào, giờ chỉ còn trong kí ức!
Tôi thở dài! Lời ru của bà lại văng vẳng bên tai tôi:
“ Ơ… rồi một mɑi bách tuế rɑ câу úɑ lá vàng
Ļá rụng cội đại ngàn
Con tìm mô được nựɑ
Con muốn tìm mô được nựɑ
Khi cúng hương cúng lửɑ
Khi vào bái rɑ quỳ
Dừ đặt mâm lên thì nỏ thấу thầу mẹ ăn chi
Chỉ thấу ruồi với ruồi
Mà chỉ thấу ruồi với ƙiến
Chiêm bɑo tưởng đến
Dù thɑn vắn thở dài
Thầy không đoái không hoài
Mẹ cũng nỏ đoái nỏ hoài
Thật là phụ từ tử hiếu
Ai ơi làm con trọn đạo
Nhắc ɑi ghi lòng… à á à ơi…”
( Trích phụ tử tình thâm)
Nguyệt Lê